Chán việc thì nên làm gì?
Ngày nay người trẻ rất dễ chán việc và hay nhảy việc. Vậy khi chán việc thì làm gì, làm gì để không bị chán việc rồi nhảy việc? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của 24hGroup nhé!
1. Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang chán việc
Sự chán nản trong công việc hiện tại có thể xảy ra dưới nhiều biểu hiện khác nhau mà đôi khi bạn không nhận ra. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang chán việc:
- Bạn cảm thấy thờ ơ với công việc của mình
- Năng suất làm việc và hiệu quả công việc của bạn giảm dần
- Bạn cảm thấy đang lãng phí thời gian tại nơi làm việc
- Bạn không muốn xem lại các mục tiêu trước đó hay đặt ra các mục tiêu mới
- Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức trong công việc
- Bạn cảm thấy khó tập trung vào nhiệm vụ của mình
- Bạn đang dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động không liên quan đến công việc như lướt mạng xã hội, nghỉ giải lao thường xuyên …
2. Tìm hiểu nguyên nhân chán việc
- Công việc hiện tại bị lặp đi lặp lại nhàm chán và không có thử thách: Đây là một trong những vấn đề lớn nhất khiến người đi làm dễ bị chán nản, vì kỹ năng và các kiến thức không được rèn luyện nâng cao.
- Công việc hiện tại không bận rộn: Nhiều người trẻ cho biết họ cảm thấy chán việc văn phòng vì nhiệm vụ được giao không thật sự kích thích họ.
- Cảm thấy được tôn trọng tại môi trường làm việc: Sự đóng góp hoặc ý kiến của nhân sự không được cấp trên hoặc đồng nghiệp coi trọng cũng dễ dẫn đến cảm giác chán nản với công ty.
- Môi trường làm việc không đủ chuyên nghiệp: Điều này rất dễ xảy ra với những người từng làm việc trong công ty hoặc tập đoàn lớn sau đó chuyển sang một công ty nhỏ hơn. Khi đã quen với quy trình chuyên nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân sự đều được sử dụng hợp lý. Do đó, khi chuyển sang môi trường kém chuyên nghiệp hơn, nhân sự sẽ dễ cảm thấy thất vọng và chán nản với công việc hiện tại.
Vậy chán việc thì làm gì? Phải làm gì để khắc phục tình trạng thường xuyên chán việc và nhảy việc?
3. Mẹo giúp cải thiện tình trạng chán việc
Nếu bạn đang cảm thấy chán nản công việc hiện tại thì dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tâm trạng và chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi về công việc trong tương lai.
Đặt mục tiêu mới cho bản thân
Một cách hiệu quả để ngăn cản sự chán việc là bạn hãy thường xuyên suy nghĩ về nơi bạn muốn gắn bó và phát triển sự nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm. Việc xem xét lại các mục tiêu hiện tại cũng như thiết lập mục tiêu mới sẽ giúp bạn biết chính xác mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Từ đó, bạn sẽ đi đúng định hướng mục tiêu công việc cuộc đời và hạn chế chán nản.
Tìm lại đam mê của chính mình
Khi bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền và guồng quay hối hả của công việc, đôi lúc bạn sẽ quên mất đam mê ban đầu. Do đó, hãy dừng lại một lúc để ngẫm nghĩ và kết nối lại với đam mê của bản thân. Hãy nghĩ về những khía cạnh trong công việc mà bạn yêu thích nhất. Nó sẽ giúp bạn có động lực để tiếp tục gắn bó với công việc hiện tại, hoặc gợi ra một vài ý tưởng mà bạn thật sự muốn làm.
Học kỹ năng mới
Hãy cân nhắc việc trau dồi một kỹ năng mới để cải thiện hiệu suất công việc hoặc tìm kiếm các cơ hội khác để phát triển nghề nghiệp. Hãy chủ động tham gia các khóa đào tạo hoặc đăng ký các khóa học trực tuyến từ chuyên gia. Học tập sẽ giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời tăng hứng thú với công việc hiện tại.
Chia sẻ với cấp trên
Ngày nay môi trường làm việc đã cởi mở hơn và linh hoạt hơn, khuyến khích nhân viên và cấp trên đối thoại với nhau để giải quyết mọi vấn đề. Do đó, nếu bạn cũng đang làm việc trong một môi trường cởi mở như vậy, hãy thử trao đổi trực tiếp với cấp trên của bạn về vấn đề hiện tại cũng như định hướng công việc của bạn trong tương lai. Biết đâu, cấp trên của bạn có thể nhìn nhận vấn đề và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, hãy thật cẩn trọng để tránh mang lại thị phi cũng như rắc rối không đáng có.
Rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng giúp bạn hiểu, xác định và quản lý những cảm xúc cá nhân. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn trong việc:
- Cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
- Tăng cường giao tiếp tại nơi làm việc.
- Giúp bạn xác định các lĩnh vực cá nhân cần cải thiện.
- Nhắc nhở bạn đánh giá cảm xúc thường xuyên hơn.
- Giúp ngăn chặn những hành vi tiêu cực.
Cân nhắc tìm một công việc/ vị trí mới
Nếu đã thử mọi cách mà bạn vẫn tiếp tục chán việc và không hài lòng với công việc hiện tại, bạn hãy cân nhắc tìm một vai trò mới trong công ty hoặc tìm một công việc mới. Hãy xem xét công việc hiện tại có thật sự phù hợp với bạn hay không.
Một công việc phù hợp với tính cách, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp mới có thể giúp bạn gắn bó và làm việc hiệu quả. Do vậy khi chán việc, đừng vội từ bỏ mà hãy dừng lại một chút để xem xét và tìm ra lối đi phù hợp nhất với mình nhé! Chúc bạn thành công.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN 24H GROUP
Trụ sở: Số 5 ngõ 178 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội
VPGD: Số 43 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
MST: 0105397200
Hotline: 0911 663 999 – Tổng đài: 18006024
Facebook: https://www.facebook.com/24hCompany
Email: info@24hgroup.com.vn
Tin tức liên quan
Văn hóa doanh nghiệp