Lợi bất cập hại từ hành vi “Nói xấu công ty cũ” trên mạng xã hội
Nói xấu công ty cũ trên mạng xã hội đã trở thành “trào lưu” thu hút khá đông người trẻ tham gia bình luận, bàn tán. Có nhiều người trẻ đã thừa nhận rằng họ từng nói xấu công ty cũ sau khi quyết định nghỉ việc. Để rồi khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới cũng chẳng hề êm đẹp.
“Nói xấu công ty cũ” trên mạng xã hội là một trào lưu độc hại
“Công ty cũ chẳng có gì tốt đẹp cả”, “Công ty cũ à? Chê toàn tập!”… là một trong hằng hà sa số bình luận mà cộng đồng mạng nhắc đến công ty cũ. Và sau đó, là hàng loạt kể lể về những điều mà họ cho rằng “không thể chấp nhận được”, “quá tệ hại” để chứng minh với mọi người rằng công ty cũ xứng đáng bị chỉ trích. Tuy nhiên, dù chỉ lỡ miệng hay cố tình để trút giận, đây cũng chưa bao giờ là hành động khôn ngoan.
Ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai
“Nói xấu công ty cũ” được xem là một hành vi thiếu khéo léo trong ứng xử, gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng mới và ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của chính bạn sau này. Sẽ thế nào nếu nhà tuyển dụng nhìn thấy bài đăng bóc phốt công ty cũ của bạn? Chắc chắn họ sẽ “không dám” chọn bạn, vì lỡ đâu quá trình hợp tác không vui vẻ, sau này lại xuất hiện bài phốt về chính công ty mình như công ty cũ đó của bạn.
Theo chia sẻ của M.T, anh đã quyết định xin nghỉ sau gần 3 năm làm việc tại một đơn vị quảng cáo. Lý do là vì anh thường xuyên phải làm việc thêm giờ mà không được tính công rõ ràng. Vì vậy trong một lần bắt gặp bài viết kêu gọi nói xấu công ty cũ, anh đã soạn bình luận dài để bày tỏ bức xúc. Chỉ sau vài phút, phần chia sẻ này nhanh chóng thu hút sự quan tâm và nhận đến hàng trăm bình luận.
Anh M.T bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội vì thường xuyên phải tăng ca không công
Ban đầu, M.T cảm thấy thoải mái khi có thể viết ra tâm sự trong lòng. Nhưng mọi thứ bắt đầu mất kiểm soát khi tranh cãi nổ ra. Có người cho rằng anh chỉ đang thiếu trung thực bởi ‘có lửa thì mới có khói’. Và cư dân mạng dùng lời lẽ thô tục để cãi nhau. Tình hình tệ đi khi Minh Thảo nhận thấy một chuyên viên tuyển dụng thuộc công ty mình đang ứng tuyển tham gia bình luận. Và cái kết thì … chắc mọi người cũng đoán ra được rồi.
Học cách nhìn nhận những bài học từ khó khăn
Nói xấu công ty cũ một cách chủ quan chính là đang phủ nhận mọi cơ hội, bài học và trải nghiệm từ môi trường đó. Công ty cũ dù không tốt về khía cạnh nào đó, nhưng chắc chắn cũng đã giúp bạn trau dồi kinh nghiệm, trui rèn kiến thức sau một thời gian làm việc.
Ở một góc nhìn khác, sự khó tính của sếp là cơ hội để bạn rèn luyện sự tỉ mỉ, chỉn chu cho công việc. Việc đa nhiệm sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn với công việc chung, giúp bạn biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học và thử sức ở nhiều vị trí khác nhau. Việc giao task gấp sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy và nâng cao hiệu quả làm việc, ….
Bạn nên nhìn nhận tích cực về các vấn đề gặp phải
Tất nhiên, có những công ty thực sự có vấn đề khiến bạn không hài lòng. Lúc đó, người tinh tế sẽ nghỉ việc trong êm đẹp và tìm kiếm công việc mới tốt hơn. Bởi dù đúng dù sai, chắc chắn những trải nghiệm ở công ty cũ sẽ giúp bạn trở nên trưởng thành hơn, vững vàng hơn, đặc biệt với những bạn mới ra trường. Nên đừng hành động kiểu “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”.
Nên làm gì để giải tỏa bất mãn và tìm công việc tốt hơn?
Theo Indeed, có nhiều giải pháp giúp chúng ta nhanh chóng trở lại thị trường tuyển dụng với tâm thế tự tin, chuyên nghiệp nhất.
Đầu tiên, hãy tự thưởng cho bản thân một quãng thời gian để nghỉ ngơi sau khi nghỉ việc.
Thứ hai, lập danh sách những điểm mạnh và thành tích của bản thân để cập nhật CV.
Cập nhật CV theo những kinh nghiệm và trải nghiệm mới nhất
Ngoài ra, trong quá trình tìm việc, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn được công ty có văn hóa công sở lành mạnh qua các bài đánh giá về công ty trên Internet hoặc liên hệ với các nhân viên đang làm việc ở đó, hay cảm nhận trực tiếp qua buổi phỏng vấn để có cái nhìn thực tế.
Nếu cảm thấy bức xúc với công ty cũ bạn nên tự giải tỏa với bạn thân, gia đình thay vì liên hệ với đồng nghiệp cũ hoặc các mối quan hệ cùng ngành, hay bóc phốt trên mạng xã hội. Dù có khó khăn, bạn hãy luôn giữ một thái độ tích cực bằng cách nhắc nhở bản thân về những cơ hội trước mắt và cả thành tựu trong quá khứ. Sự tích cực và lạc quan cho thấy ứng viên là người đáng tin cậy và có thái độ tốt ở nơi làm việc, rất có lợi khi bạn phỏng vấn với công ty mới.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN 24H GROUP
Trụ sở: Số 5 ngõ 178 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội
VPGD: Số 43 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
MST: 0105397200
Hotline: 0911 663 999 – Tổng đài: 18006024
Facebook: https://www.facebook.com/24hCompany
Email: info@24hgroup.com.vn
Tin tức liên quan
Văn hóa doanh nghiệp
[Đào tạo nội bộ] Kỹ năng xử lý tình huống khi khách hàng từ chối dịch vụ
Văn hóa doanh nghiệp
Khen thưởng nhân viên hiệu quả: Bí kíp tạo động lực & giữ chân tài năng
Văn hóa doanh nghiệp